Vì sao gọi Nhật bản là đất nước mặt trời mọc

      Nhật Bản được biết đến là một đất nước tươi đẹp, với nhiều văn hóa lễ hội truyền thống . Những bản sắc văn hóa tươi đẹp đã giúp Nhật Bản lọt vào trong những nước đáng đến du lịch trên thế giới. Và cái tên đất nước mặt trời mọc được mọi người nhắc đến nhiều nhất. Vậy do đâu mà mọi người gọi Nhật Bản là đất nước mặt trời mọc.

dat-nuoc-mat-troi-moc

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tên "Nhật Bản" là viết theo theo âm Hán. Hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc".

Nhiều người cho rằng Nhật Bản nằm ở cực Đông của Châu Á nên cũng là nước đầu tiên nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm mai. Tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ). Nhật Bản còn có tên gọi là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, Nhật Bản còn được gọi là "đất nước hoa cúc". Vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay. Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc ("nước lùn"), người Nhật là Nụy nhân ("người lùn").

Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang . Tang tức là cây dâu, phù có nghĩa là nổi. Hàm ý ở đây muốn nói tới một hòn đảo có trồng nhiêu cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.