Hướng dẫn trả lời các câu hỏi thường gặp của cục xuất nhập cảnh

Trước khi quyết định cấp tư cách lưu trú (COE) cho du học sinh, thông thường Cục xuất cảnh Nhật Bản sẽ gọi điện về để check thông tin  (phỏng vấn qua điện thoại) du học sinh và người bảo lãnh. Ngoài ra nơi làm việc của người bảo lãnh, nơi học tiếng Nhật của du học sinh cũng có thể bị check thông tin. Như vậy, du học sinh cũng như người bảo lãnh nên chuẩn bị kỹ các câu hỏi mà phía cục xuất nhập cảnh có thể hỏi đến. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp, chúng tôi xin được chia sẻ để các bạn lưu ý:

MỘT SỐ LƯU Ý PHỎNG VẤN DU HỌC NHẬT BẢN

  • Thời gian cục kiểm tra: trong giờ hành chính từ 9h đến 18h hằng ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (ngày thứ bẩy, chủ nhật và lịch đỏ – người Nhật được nghỉ).
  • Khi nhận được điện thoại từ nước ngoài, đầu 0081, +81 hoặc không hiển thị số bạn cần nhanh chóng di chuyển tới nơi có sóng điện thoại tốt nhất và yên tĩnh để trả lời điện thoại. Trong trường hợp dùng điện thoại cố định bạn nên nhắc người xung quanh giữ yên lặng khi cần thiết.
  • Trong trường hợp bạn đang ở nơi ồn ào, nơi có sóng điện thoại yếu, bạn có thể nói với đầu dây bên kia là gọi lại sau vì đang không tiện nghe máy vì ồn, vì đang họp hoặc không an toàn khi đang tham gia giao thông.
  • Tuyệt đối không được trả lời một cách chắc chắn những câu hỏi mà mình thấy không nhớ rõ thông tin. Bạn có thể nói: “tôi không nhớ chính xác, vui lòng chờ tôi kiểm tra lại rồi xác nhận với anh/chị.” Tất nhiên phải là những thông tin mà bạn có thể quên (chẳng hạn ngày tốt nghiệp của con bạn).
  • Tuyệt đối không được hỏi, nói chuyện với người bên ngoài khi đang trả lời phỏng vấn. Ngược lại mọi người xung quanh tuyệt đối không được nhắc người đang bị phỏng vấn.

NGƯỜI BẢO LÃNH CẦN CHÚ Ý NHỮNG THÔNG TIN SAU:

  • Họ và tên người bảo lãnh.
  • Ngày tháng năm sinh người bảo lãnh.
  • Quan hệ với người được bảo lãnh – du học sinh.
  • Trong gia đình có bao nhiêu người, tên và công việc từng người.
  • Địa chỉ hiện tại đang ở, có ai đang sống cùng ở đó.
  • Công việc hiện tại làm gì, ở đơn vị nào, địa chỉ ở đâu.
  • Thu nhập 1 tháng bao nhiêu, đây là câu hỏi xoáy, bạn có thể xác nhận lại “Bạn muốn hỏi thu nhập của tôi trong năm nào?”. Từ đó bạn nhớ lại bảng xác nhận thu nhập năm đó, chia cho 12 tháng rồi nói một con số khoảng…, sao cho mức chênh lệch không quá 1 triệu.
  • Nếu gia đình làm kinh doanh tự do thì cần xác nhận lại về: mặt hàng kinh doanh chủ yếu là gì, mức thu nhập hằng năm bao nhiêu. Vốn đầu tư bao nhiêu, thời gian kinh doanh được bao lâu rồi, số và ngày tháng cấp đkkd, mã số thuế cá nhân …
  • Nếu gia đình làm trang trại, nông nghiệp thì người bảo lãnh cần chú ý trả lời đúng: trang trại nuôi con gì, trồng cây gì, sản lượng hằng năm bao nhiêu, doanh thu đạt được mức nào? Ngoài ra, bạn cũng cần trả lời được trang trại rộng bao nhiêu, nếu có giấy phép mở trang trại bạn cần cung cấp số, ngày cấp giấy phép.
  • Sổ tiết kiệm có bao nhiêu tiền định dành cho con đi du học, tài khoản mở tại ngân hàng nào, địa chỉ ở đâu. Ngày mãn hạn sổ tiết kiêm là ngày nào?
  • Những mốc thời gian quan trọng của gia đình hay của người bảo lãnh. Đối với người đi làm công ty thì phải biết tên giám đốc, tên trưởng phòng, nhân viên hay những người đồng nghiệp.

DU HỌC SINH CHÚ Ý CÁC THÔNG TIN SAU

  • Họ và tên, ngày tháng năm sinh.
  • Gia đình có bao nhiêu người, ngày tháng năm sinh, tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp.
  • Nơi ở hiện nay, quê quán.
  • Tốt nghiệp cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học trường nào, ngày tháng năm nào?
  • Tên giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng trường cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học là gì?
  • Học tiếng Nhật ở đâu? trong khoảng thời gian nào? học đến bài nào và đã thi được chứng chỉ gì rồi?
  • Trường Nhật ngữ đang đăng ký xin học là trường gì? địa chỉ trường ở đâu?
  • Lý do du học của em là gì? được viết tay hay đánh máy?
  • Nguyện vọng học tập của em là gì? Mong muốn học về chuyên ngành gì tiếp theo?
  • Vào học cấp 1 từ năm nào? (có thể có những trường hợp đi học muộn).
  • Thời gian trống (không đi học) em đã làm gì, ở đâu, công việc thế nào… Trong trường hợp bạn đi làm ở một công ty nào đó thì phải thuộc đủ mọi thông tin về công ty mà mình đã làm việc: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, tên giám đốc, tên trưởng phòng, công ty làm gì, bạn làm gì, tên đồng nghiệp là gì, công ty đó giờ còn hoạt động không….

MẪU CÂU PHỎNG VẤN BẰNG TIẾNG NHẬT PHỔ BIẾN

cau-hoi-phong-van-bang-tieng-nhat cau-hoi-phong-van-bang-tieng-nhat1 cau-hoi-phong-van-bang-tieng-nhat2 cau-hoi-phong-van-bang-tieng-nhat3

Chúc các bạn tự tin, trả lời tốt các câu hỏi từ phía cục xuất nhập cảnh để thực hiện ước mơ du học Nhật Bản của mình.

XEM THÊM:

CÁCH ĐIỀN THÔNG TIN VÀO TỜ KHAI XIN VISA DU HỌC