Hanami – truyền thống ngắm hoa anh đào

Ở Nhật Bản có rất nhiều tục lệ truyền thống , khi bạn đi du hoc nhat ban hay đi du lịch trên đất nước Nhật Bản thì nên hãy tìm hiểu trước những phong tục tập quán của Nhật Bản. Tục lệ ngắm hoa của Nhật Bản đã có từ hàng ngàn năm nay. Đặc biết là ngắm hoa anh đào vào mùa xuân ,  còn mùa thu thì kouyou – tức là ngắm lá đổi màu. Cổ xưa hơn thì có tục ngắm hoa  ume – hoa mơ , nhưng phong tục này chỉ dành cho người già , họ không thích sự ồn ào khi ngắm hoa anh đào nơi mà pha trộn cả người trẻ. 

truyen-thong-ngam-hoa-anh-dao

Truyền thông Nhật Bản luôn bám sát các tin tức mỗi vùng , ở trên các bản tin buổi sáng hay buổi chiều đều được cập nhật tình hình sát sao , các điểm ngắm hoa anh đào được thông báo đầy đủ , tỷ mỉ.

Hoa anh đào nở lần lượt vào tháng 3 và tháng 4 tùy từng thời tiết , hoa sẽ tồn tại vài tuần tùy từng thời tiết . Hoa mãn khai chừng vài tuần sau khi mà các bông hoa đầu tiên bung cánh , sau đó chừng 1 tuần thì hoa rụng cánh phủ hồng mặt đây

Những cánh hoa rơi nhìn có vẻ buồn nhưng nó đẹp lắm . Từng cánh hoa rơi xuống dòng sông chảy lập lờ trôi nhìn cảm giác rất đẹp .

Nghe đồn Hanami du nhập vào Nhật từ Kỉ Nara( 710-784) là kỉ nguyên mà Nhật bản chịu nhiều ảnh hưởng từ nhà Đường của xứ Lạ. Đầu tiên là tục ngắm hoa mơ, sau đến Kỉ Heian ( 794-1185) thì hoa sakura gây được sự chú ý hơn. Hoa anh đào là niềm tự hào của người dân Nhật bản, được xem là biểu tượng văn hóa của Nhật. Người ta cho rằng có những vị thần cư ngụ trong cây hoa anh đào. Người ta làm lễ hanami để ăn mừng vụ thu hoạch và xin phép thánh thần bắt đầu mùa gieo cấy.Người tham gia hanami đặt các vật cúng tế dưới gốc cây, sau khi cúng lễ thì hưởng lộc và dùng rượu đã cúng.



Thiên hoàng Saga ( 786-842)của Kỉ Heian đã biến phong tục này thành nghi lễ của Hoàng gia. Yến tiệc ngắm hoa, uống rượu được tổ chức dưới các nhành cây anh đào nở rộ trong vườn Thượng uyển ở Kyoto. Và đấy chính là cội nguồn nghi lễ Hanami. Người ta cho rằng vẻ đẹp của hoa anh đào chính là tượng trưng cho cuộc sống: đẹp nhưng ngắn ngủi. Sự tạm bợ đó được xem là một hình thức đáng ngưỡng mộ của sự tồn tại. Những nhà thơ đã làm thơ rằng: nếu không có hoa anh đào nở rộ trong mùa xuân, hẳn tâm hồn sẽ thư thái bao nhiêu, bởi khi ngắm hoa anh đào người ta lại liên tưởng tới kiếp người ngắn ngủi, nhất là khi nhìn nhưng cánh hoa rời cành bay tơi tả và rụng đầy mặt đất, không khỏi chút buồn nôn nao. Quan niệm về sự tỏa sáng ngắn ngủi của hoa anh đào vẫn tồn tại trong văn hóa Nhật, ví dụ nguyên tắc của các hiệp sỹ Samurai: kết thúc cuộc sống khi còn đẹp và mạnh mẽ chứ không phải lúc già yếu.



Từ Kỉ Heian, hanami đã xuất hiện nhiều trong văn học, các bài hát, bài thơ từ thời đó.



Hanami bắt đầu từ nghi lễ Hoàng gia trong vườn Thượng uyển dần dấn phát triển rộng khắp các tầng lớp khác từ giữa thế kỉ 16 đến đầu thế kỉ 17. Sau đó những người nông dân cũng có hanami theo cách của mình, họ leo lên các khu núi gần nhà, ăn trưa dưới các tán cây anh đào nở rộ. Họ gọi đó là các chuyến leo núi mùa xuân.



Thời Edo( 1600-1867), cây anh đào được cho trồng tập trung nhiều nơi để tất cả mọi người đều có thể tham gia hanami. Dưới tán cây anh đào nở rộ, mọi người vui vẻ ngắm hoa, chuyện trò, uống rượu.



Ngày nay, hanami vẫn là sự trông chờ của người dân Nhật bản. Ở bất cứ nơi nào có hoa anh đào thì nơi đó có thể tổ chứ Hanami. Ở phần lớn Nhật bản, mùa hoa anh đào nở rộ là trùng với ngày Tựu trường, ngày gia nhập công ty, ngày bắt đầu năm tài khóa mới..vì thế người ta hay kết hợp hanami với những tiệc chào đón người mới, tụ tập đồng nghiệp ở các công viên.C ó những lúc người ta ở lại công viên tận khuya để ngăm hoa anh đào kết hợp với kỹ thuật chiếu sáng lung linh trong đêm.



Lễ hội hoa anh đào còn được tổ chức ở một số quốc gia ví dụ Mỹ. Năm 1912 Nhật tặng Mỹ 3000 cây anh đào cho thành phố Oa sinh tơn, năm 1956 lại thêm 3800 cây.Ngoài ra ở Nam Hàn, Phi líp pin, Trung quốc…



Các cơ quan công quyền cũng lo tổ chức rất chu đáo hanami cho bà con.Ở thành phố, họ còn cho trải miếng trải ni lông rộng mênh mông đặng giúp cho bà con có chỗ ngồi ngắm hoa, ăn cỗ…