Các lưu ý khi làm visa Nhật

Bạn đang muốn đi du học Nhật Bản , du lịch hay đi thăm người thân đều phải cần có visa . Khi làm visa Nhật các bạn cần chú ý các vấn đề sau.

 (1) Miễn Visa đối với người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ

Kể từ ngày 01/05/2005 mọi công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang hộ chiếu công vụ hoặc ngoại giao còn hiệu lực được phép nhập cảnh Nhật Bản với thời hạn lưu trú trong vòng 90 ngày mà không cần xin Visa.
(2) Tiếp nhận việc xin Visa nhiều lần với thời gian lưu trú ngắn hạn

 
Visa nhiều lần là loại visa có thể sử dụng bao nhiêu lần cũng được trong một thời hạn hiệu lực nhất định. Đối tượng xin Visa nhiều lần là những người làm việc ở cơ quan
Việt Nam (cơ quan nhà nước, công ty cổ phần nổi tiếng, những người làm việc tại các công ty Nhật ), các nhà văn hóa, tri thức như những người làm nghệ thuật, vận động viên thể thao, giáo sư các trường đại học…
 
Giới thiệu về thủ tục xin cấp thị thực lưu trú ngắn hạn có giá trị nhiều lần cho người Việt Nam.
 
 
* Thị thực lưu trú ngắn hạn có giá trị nhiều lần (Thực thi từ tháng 1/2005)
 
      1. Đối tượng được cấp thị thực
 
Người sang Nhật Bản với mục đích thương mại, nhà hoạt động văn hoá, trí thức v.v. hoạt động trong vòng 90 ngày tại Nhật Bản (Trừ lao động hoặc hoạt động có thù lao) thoả mãn các điều kiện dưới đây (Vợ/chồng và con cũng là đối tượng được xét cấp thị thực nhiều lần).
 
     2. Các điều kiện để được xét cấp thị thực
 
   (1) Với mục đích thương mại
Người giữ vị trí tương đương chức trưởng phòng trở lên hoặc người làm việc dài hạn trên 1 năm tại các công ty thoả mãn một trong các điều kiện sau:
 
               a. Công ty nhà nước
               b. Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán
               c. Công ty có vốn đầu tư Nhật Bản (Bao gồm cả văn phòng đại diện) là thành viên của Hội công thương Nhật Bản đặt tại thành phố nơi có Cơ quan đại diện
                ngoại giao của Nhật Bản và có công ty mẹ hoặc địa chỉ liên lạc tại Nhật Bản.
               d. Công ty có quá trình giao dịch thường xuyên với Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản.
 

  (2) Nhà hoạt động văn hoá trí thức v.v.
 
               a. Những người nổi tiếng trên thế giới hoặc những nghệ sĩ hoạt động trong các lĩnh vực mĩ thuật, văn học nghệ thuật, âm nhạc, múa v.v. có thành tích
                nổi bật hoặc những nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội (Văn học, luật, kinh tế), khoa học tự nhiên (Vật lí, kĩ thuật, y tế v.v.)
               b. Vận động viên thể thao nghiệp dư có thành tích tốt
 

               c. Người là giảng viên đại học trở lên (Người làm việc dài hạn)
 

               d. Người là trưởng phòng trở lên trong các viện nghiên cứu quốc lập, công lập và bảo tàng, bảo tàng mĩ thuật, quốc lập, công lập.
 

   (3) Về chi tiết các điều kiện được xét cấp thị thực lưu trú ngắn hạn có giá trị nhiều lần đề nghị liên hệ với Đại Sứ Quán Nhật Bản (Số điện thoại: 04-38463000)
Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP HCM

261 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Tel: +84-8-3933-3510 Fax: +84-8-3933-3520

Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội

Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội

 

Điện thoại: 84-4-3846-3000 Fax: 84-4-3846-3043
 
Ngay cả trong trường hợp thoả mãn các điều kiện nêu trên thì sau khi xem xét hồ sơ cũng có trường hợp không được cấp thị thực hoặc chỉ được cấp thị thực lưu trú ngắn hạn có giá trị một lần.
 
3)Tiêu chuẩn cơ bản theo quy định về việc cấp visa
 
Theo quy định, nếu người xin cấp visa thỏa mãn các yêu cầu dưới đây, trong trường hợp xét thấy việc cấp visa là hợp lý, sẽ được cấp visa.
  – Người xin visa được xác nhận chính xác là có hộ chiếu còn hạn sử dụng, có quyền và tư cách được trở về nước mình hoặc tái nhập quốc lại nước người đó đang lưu trú.
  – Hồ sơ xuất trình xin visa phải đầy đủ, hợp lệ.
  – Hoạt động dự định của người xin visa tại Nhật hoặc thân phận, vị trí và thời hạn lưu trú của người xin visa phải phù hợp với tư cách lưu trú và thời hạn lưu trú được
  quy định tại Luật quản lý xuất nhập cảnh và tị nạn (Pháp lệnh của Chính phủ số 319 ban hành năm 1951, dưới đây gọi là Luật nhập cư).
 
Người xin visa không thuộc đối tượng được quy định tại mục 1 điều 5 Luật nhập cư.