Tìm hiểu visa thị thực du học Nhật bản

Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc đó là câu nói của người Việt ta. Với du học Nhật Bản cũng vậy, để không gặp khó khăn khi học tập tại Nhật bản thì bạn cần tìm hiểu rõ về quy định, luật lệ của đất nước đó.

vi-sa-thi-thuc-nhat-ban

Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu:

Luật nhập cảnh là gì

Tư cách lưu trú ở đất nước Nhật Bản

Cục quản lý nhập cảnh Nhật Bản nằm ở đâu

1. Luật nhập cảnh là gì

Tất cả những nội dung hoạt động hoặc cách tiến hành các thủ tục dành cho người nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại Nhật đều được quy định trong “Luật quản lý xuất nhập cảnh và tị nạn” (dưới đây gọi tắt là Luật nhập cảnh). Cho dù công việc học tập và sinh hoạt của bạn có diễn ra bình thường nhưng nếu như bạn vi phạm những quy tắc hay quên tiến hành các thủ tục cần thiết thì sẽ có thể không được tiếp tục du học Nhật Bản hay học tập tại Nhật nữa nên hãy thật chú ý đến vấn đề này.

2. Tư cách lưu trú ở đất nước Nhật Bản

Tất cả những người nước ngoài sau khi được cho phép lưu trú tại Nhật đều được cấp “tư cách lưu trú” và “thời hạn lưu trú” dựa vào mục đích lưu trú của từng người. Tuy nhiên những nội dung có thể làm ở từng “tư cách lưu trú” được quy định rất chặt chẽ.

Có trường hợp nếu như làm những công việc để có thu nhập nhưng nằm ngoài phạm vi tư cách lưu trú và chưa được cho phép thì sẽ bị cưỡng ép xuất cảnh hoặc không thể xin kéo dài thời hạn lưu trú cũng như xin thay đổi tư cách lưu trú. Dưới đây chúng tôi xin giải thích 1 cách đơn giản về những tư cách lưu trú và những hoạt động được làm quy định bởi Luật nhập cảnh. Nếu muốn biết rõ hơn hãy liên hệ đến trung tâm tổng hợp thông tin lưu trú của người nước ngoài.

Dưới đây là những tư cách lưu trú ở Nhật và những hoạt động được thực hiện:

Ngoại giao (hoạt động ngoại giao)

Công vụ (các hoạt động công tác của các tổ chức quốc tế)

Giảng dạy (những hoạt động giáo dục, nghiên cứu tại các trường đại học hay trường chuyên môn)

Nghệ thuật (những hoạt động nghệ thuật nhằm tìm kiếm thu nhập)

Tôn giáo (hoạt động tôn giáo)

Truyền thông (những hoạt động truyền thông của những cơ quan truyền thông nước ngoài)

Đầu tư – kinh doanh (những hoạt động đầu tư và kinh doanh)

Pháp luật – Kế toán (những hoạt động liên quan đến pháp luật hoặc kế toán của người có tư cách theo pháp luật)

Y tế (những hoạt động y tế của người có tư cách theo pháp luật)

Nghiên cứu (những hoạt động nghiên cứu dựa vào hợp đồng với các cơ quan của Nhật Bản

Giáo dục (những hoạt động giáo dục ở những cơ quan giáo dục như các trường phổ thông, trường dạy nghề, các chủng loại trường khác tương tự)

Kĩ thuật (những hoạt động nghiệp vụ cần đến tri thức về khoa học tự nhiên cũng như kĩ thuật. )

Nghiệp vụ quốc tế (những hoạt động nghiệp vụ cần đến tri thức về khoa học nhân văn hay khoa học xã hội, kinh tế, pháp luật hay các nghiệp vụ cần đến tính cảm thụ hay tư tưởng dựa trên nền tảng văn hóa nước ngoài )

Thuyên chuyển nội bộ (hoạt động thuyên chuyển nhân viên từ chi nhánh nước ngoài về Nhật Bản làm việc)

Giải trí (những hoạt động nghệ thuật, giải trí như thể thao, hòa tấu, diễn kịch, diễn xuất)

Kĩ năng (những hoạt động nghiệp vụ yêu cầu các kĩ năng đã được rèn luyện của các ngành nghề đặc trưng)

Hoạt động văn hóa (những hoạt động tập huấn hay nghiên cứu có liên quan đến các lĩnh vực học thuật, nghệ thuật hay văn hóa, kĩ nghệ của Nhật Bản)

Tạm trú ngắn hạn (những hoạt động khi tạm trú ngắn hạn với các mục đích như liên hệ, thăm thân nhân, du lịch, nghỉ dưỡng)

Du học (những hoạt động nhận sự giáo dục từ các cơ quan giáo dục hoặc các cơ quan tương tự như là đại học, trường đại học ngắn hạn, trường dạy nghề…….)

Tu nghiệp (những hoạt động tu nghiệp về tri thức, kĩ năng, kĩ thuật tại các cơ quan hành chính của Nhật Bản

Lưu trú cùng gia đình (những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của vợ chồng con cái người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật)

Hoạt động đặc định (những hoạt động được chỉ định bởi Bộ trưởng bộ tư pháp)

Ngoài ra còn có các tư cách lưu trú khác như “vĩnh trú”, “người hôn phối của người Nhật”, “người hôn phối của người vĩnh trú”, “con cái của những người lưu vong theo hiệp ước hòa bình”, “người định cư”.

3. Cục quản lý nhập cảnh nằm ở đâu

Những thủ tục về lưu trú sau khi nhập cảnh đối với du học sinh Nhật Bản được tiến hành ở cục quản lý nhập cảnh địa phương nơi người nước ngoài đăng kí.

Trang web của cục quản lý nhập cảnh: http://www.immi-moj.go.jp/